Máy lọc không khí giúp lọc sạch bụi bẩn, khử mùi cũng như diệt trừ vi khuẩn có hại và các tác nhân gây dị ứng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 6 điều cần biết giúp chọn mua máy lọc không khí hiệu quả, tiết kiệm. Mời bạn xem nhé!
Máy lọc không khí là thiết bị có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí thông qua các lớp lọc bụi tiêu chuẩn. Mỗi lớp thực hiện một chức năng khác nhau, từ lọc bụi bẩn có thể nhìn bằng mắt thường đến lọc những hạt bụi siêu vi, đi cùng với màng lọc than hoạt tính giúp khử mùi, kháng khuẩn hiệu quả.
Máy lọc không khí hoạt động dựa trên 1 trong 2 nguyên lí sau:
- Lọc không khí thụ động: Là phương pháp sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí. Khi đó, máy lọc không khí sẽ sử dụng quạt hút để hút không khí từ môi trường ngoài vào bên trong máy, rồi đưa qua bộ lọc để làm sạch. Cuối cùng không khí sạch sẽ được đưa trở lại ra ngoài môi trường.
- Lọc không khí chủ động: Là phương pháp lọc không khí không sử dụng bộ lọc mà áp dụng một số công nghệ khác như công nghệ ion, công nghệ ozone, công nghệ UV,...
Trong đó, đặc biệt phải kể đến công nghệ plasmacluster ion trên máy lọc không khí Sharp với khả năng diệt khuẩn, vi rút, nấm mốc và tác nhân gây mùi dựa trên nguyên lý hoạt động của ion. Công nghệ này sẽ phóng thích nhiều ion dương và ion âm ra không khí nhằm tạo ra các gốc OH-, hút phân tử H+ trên bề mặt vi khuẩn để phá vỡ cấu trúc protein của chúng.
Khi đó, các gốc H+ và OH- sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành phân tử nước và giải phóng ra bên ngoài cung cấp độ ẩm và làm sạch bầu không khí.
Bộ lọc HEPA (viết tắt của High Efficiency Particulate Air) là bộ lọc giúp thu giữ các hạt siêu nhỏ, bao gồm hầu hết bụi, vẩy, phấn hoa, nấm mốc và các chất gây dị ứng phổ biến khác trong nhà.
Bộ lọc được cấu tạo như một chiếc lưới với nhiều sợi thủy tinh được sắp xếp ngẫu nhiên, với đường kính sợi cực nhỏ chỉ từ 0,5 - 2 micromét nên dễ dàng giữ được các hạt siêu nhỏ tới 0,3 micromet (khoảng bằng 0,0025 đường kính 1 sợi tóc) mà các bộ lọc thông thường không thể giữ lại được.
Ưu điểm:
- Hiệu suất lọc của bộ lọc HEPA có thể đạt đến 99,97%.
- Bộ lọc khí HEPA có thể lọc nhiều chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc và lông thú cưng.
Nhược điểm:
- Bộ lọc HEPA không thể khử được mùi hôi nên phải kết hợp thêm bộ lọc than hoạt tính hoặc công nghệ khử mùi.
- Giá thành cao hơn máy lọc không khí thông thường, với tầm giá từ 2.5 triệu trở lên.
Bộ lọc EPA (viết tắt của Efficient Particulate Air Filter) là bộ lọc có chức năng lọc giữ các hạt bụi siêu nhỏ và các tác nhân gây dị ứng tương tự như HEPA, tuy nhiên hiệu suất lọc chỉ lên đến tối đa 99,5%.
Bộ lọc EPA gồm 3 loại tương ứng với 3 mức lọc khác nhau:
- E10 lọc được 85% bụi bẩn.
- E11 lọc được 95% bụi bẩn.
- E12 lọc được 99.5% bụi bẩn.
Ưu điểm:
- Bộ lọc EPA tiêu chuẩn có khả năng lọc được bụi mịn PM 2.5. Loại bụi này có thể phá hủy cơ chế tự sản sinh các tế bào tự thực của cơ thể, khiến những tế bào này không thể tiêu hoá được các protein gây ra độc tính.
- Giá thành sẽ thấp hơn so với máy lọc không khí sử dụng bộ lọc HEPA.
Nhược điểm:
- Hiệu suất lọc của bộ lọc EPA lên đến 99,5 %, thấp hơn hiệu suất lọc 99,97% của bộ lọc HEPA.
- Màng lọc EPA không có tác dụng khử mùi, nên cần đi kèm bộ lọc than hoạt tính.
Công nghệ lọc HAZE có tác dụng tăng tốc độ lọc không khí của máy. Khi kích hoạt công nghệ này, máy sẽ tự động vận hành quạt ở tốc độ cao trong 60 phút đầu tiên, trong đó có 10 phút chạy ở tốc độ cao nhất và 50 phút chạy ở tốc độ cao. Sau 60 phút đầu, máy sẽ tự động chuyển sang vận hành luân phiên giữa 2 tốc độ cao và thấp, mỗi tốc độ vận hành trong 20 phút.
Ưu điểm: Với công nghệ này, người dùng không phải tốn thời gian chờ đợi hoặc phải điều chỉnh tốc độ quạt để lọc không khí cho không gian sống như khi dùng các loại máy lọc không khí thông thường.
Nhược điểm: Công nghệ lọc HAZE chỉ giúp tăng nhanh tốc độ lọc không khí, cần kết hợp với nhiều công nghệ lọc khác để giúp lọc bụi, khử mùi hiệu quả.
Bộ lọc than hoạt tính
Với mục đích khắc phục nhược điểm của các bộ lọc HEPA và EPA, máy lọc không khí còn trang bị thêm bộ lọc than hoạt tính giúp khử mùi hiệu quả.
Ngoài ra, bộ lọc than hoạt tính còn có chức năng khử chất độc, giúp giữ cho không khí luôn trong lành, không có mùi hôi khó chịu, lại an toàn cho sức khoẻ người sử dụng.
Công nghệ ion
Công nghệ ion sẽ giúp tiêu diệt triệt để các phần tử bụi gây ô nhiễm, các tác nhân dị ứng cũng như vi khuẩn nấm mốc gây hại, mang lại không khí trong lành cho không gian sống của bạn.
Công nghệ này hoạt động theo nguyên lý tạo ra những ion mang điện tích âm. Các hạt ion này sẽ tìm và bám vào các phần tử gây ô nhiễm, mùi hôi, bụi bẩn, các phần tử có kích thước lớn mang điện tích dương để bắt đầu quá trình ion hóa.
Do ozone có đặc tính oxi hoá mạnh, nên sẽ có tính kháng khuẩn cực cao. Ngoài ra, nhờ có tác động kép, sau khi loại bỏ các tác nhân gây hại trong không khí sẽ tạo thành phân tử oxi nên sẽ đảm bảo luồng không khí luôn được lưu thông ổn định.
Tuy nhiên, quá nhiều ozone trong không khí cũng sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng nên nhiều nhà sản xuất máy lọc không khí đã thay thế dần công nghệ này bằng công nghệ ion.
Nguyên lí hoạt động của công nghệ này là tạo ra các phân tử Ozone (O3) trong không khí. Khi phát hiện phân tử mùi, nấm mốc và vi khuẩn, các phân tử Ozone này sẽ tách một nguyên tố oxi ra để bám lên bề mặt của chúng, giúp tiêu diệt cấu trúc tế bào hiệu quả. Phân tử oxi còn lại sẽ tái tạo thành khí oxi (O2) và đưa vào lại môi trường.
Theo các nghiên cứu, tia cực tím có khả năng làm thay đổi cấu trúc DNA của vi khuẩn, làm chúng mất khả năng sinh sản và dần bị tiêu diệt. Qua đó, hệ thống này cho phép diệt khuẩn hiệu quả, giúp không khí trong lành lại sạch vi khuẩn.
Ngoài ra, đèn UV còn giúp dẫn dụ côn trùng và muỗi đến gần, giúp tiêu diệt chúng hiệu quả.
3. Chọn máy lọc không khí phù hợp diện tích phòng sử dụng
Mỗi phòng có diện tích lớn nhỏ khác nhau sẽ có lưu lượng gió lưu thông khác nhau. Thông tin lưu lượng gió phù hợp cũng sẽ thường đính kèm trên bảng thông số của sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể chọn mua máy lọc không khí phù hợp. Cụ thể:
- Phòng từ 15 – 20 m2: Thường là phòng ngủ, phòng trọ diện tích nhỏ,... Máy lọc không khí có lưu lượng gió tối đa khoảng 180 m3/h sẽ phù hợp cho không gian này.
- Phòng từ 20 – 25 m2: Thường là phòng ăn, máy lọc không khí có lưu lượng gió tầm 200 m3/h sẽ phù hợp cho không gian này.
- Phòng từ 25 – 30 m2: Thường là phòng khách nhỏ, bạn nên ưu tiên chọn các máy có mức lưu lượng gió cao hơn tầm 240 m3/h.
- Phòng từ 35 – 40 m2: Thường là phòng khách với diện tích nhỏ hơn nhưng có nhiều cửa sổ. Sản phẩm có lưu lượng gió khoảng 360 m3/h sẽ rất phù hợp để sử dụng trong các căn phòng này.
- Phòng trên 40 m2: Thường là phòng khách lớn, hội trường, sảnh,... Bạn nên chọn những máy lọc không khí có lưu lượng gió từ 510 m3/h trở lên.
Mời bạn tham khảo một mẫu máy lọc không khi tại gia dụng Hà Linh!