Mỗi dịp trăng rằm tháng 8 tới gần cũng là lúc rục rịch căn bếp làm những chiếc bánh trung thu cho mâm cỗ gia đình. Hôm nay hãy cùng vào bếp làm ngay món bánh trung thu nướng nhân dừa trứng muối bằng chiếc nồi chiên không dầu với công thức siêu đơn giản nhé.
Nguyên liệu làm Bánh trung thu nhân dừa sầu riêng bằng nồi chiên không dầu (Cho 6 cái bánh 80gr)
Nước đường bánh nướng 80 gr
Lòng đỏ 20 gr
Dầu ăn 15 gr
Lòng đỏ trứng muối 6 cái
(đã hấp chín)
Bột mì đa dụng - bột số 11 110 gr
Sữa tươi không đường 1 muỗng cà phê
Dầu mè - dầu vừng 1/2 muỗng cà phê
Nhân sữa dừa 300 gr
Cách chọn mua trứng muối ngon
- Trứng muối ngon khi cầm lên tay bạn sẽ có cảm giác nặng tay, trứng không bị rỗng bên trong.
- Nếu khi lắc nghe bên trong nó tiếng động thì trứng đã bị hỏng
- Ngoài ra bạn có thể tự làm trứng muối
Dụng cụ thực hiện: Nồi chiên không dầu, giấy nến, khuôn đóng bánh trung thu, muỗng, tô,...
Cách chế biến Bánh trung thu nhân dừa sầu riêng bằng nồi chiên không dầu
1. Trộn bột vỏ bánh trung thu
Cho vào tô 80gr đường cùng 10gr lòng đỏ trứng và 15gr dầu ăn, dùng phới trộn đều cho hỗn hợp quyện vào nhau.
Tiếp đến bạn cho vào tiếp 110gr bột mì đa dụng vào tô, dùng phới trộn đều cho phần bột hút hết hỗn hợp dầu trứng. Tiếp đến bạn dùng tay nhào trộn khối bột để cho ra một k2. Cán bột và bọc nhân bánh
Sau khi để bột nghỉ bạn chia bột bánh thành từng cục nặng 30gr. Nhân bánh bạn chia thành từng cục nặng 30 - 40gr.
Nhân bạn lây từng phần bọc 1 cái lòng đỏ trứng muối rồi vê tròn lại.
Sau khi chia bột bạn dùng màng bọc hoặc khăn sạch phủ lên bột để tránh làm bột bị khô. Tiếp đến bạn lấy từng cục bột ra vê tròn và cán bột thành hìn tròn vừa phải.
Cho nhân bánh vào giữa rồi dùng tay túm phần bột bánh lại. Se tròn bột cho bánh được tròn đều.hối bột kết dính thì dừng.
Bọc kín khối bột bằng màng bọc thực phẩm rồi để bột nghỉ trong 30 - 40 phút. Bạn đừng nên nhào bột quá nhiều, nhào quá nhiều sẽ khiến vỏ bánh của bạn bị dai nhé.
2. Cán bột và bọc nhân bánh
Sau khi để bột nghỉ bạn chia bột bánh thành từng cục nặng 30gr. Nhân bánh bạn chia thành từng cục nặng 30 - 40gr.
Nhân bạn lây từng phần bọc 1 cái lòng đỏ trứng muối rồi vê tròn lại.
Sau khi chia bột bạn dùng màng bọc hoặc khăn sạch phủ lên bột để tránh làm bột bị khô. Tiếp đến bạn lấy từng cục bột ra vê tròn và cán bột thành hìn tròn vừa phải.
Cho nhân bánh vào giữa rồi dùng tay túm phần bột bánh lại. Se tròn bột cho bánh được tròn đều.
3. Đóng bánh
Tiếp đến bạn dùng cọ phết một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh rồi dùng 1 ít bột mì phủ một lớp bột mì lên khay đựng bánh để tránh làm bột bị dính. Bạn nhớ phủ bột lên bàn hoặc đĩa hay đế đóng bánh luôn nhé.
Sau đó bạn cho bột vào khuôn, tay trái giữ chặt khuôn, tay phải ép mạnh lò xo xuống rồi nhấc lên nhẹ nhàng nhấc bánh ra khỏi khuôn. Làm tương tự như vậy với các cục bột bánh khác.
4. Pha hỗn hợp nước quét bánh
Cho vào chén 10gr lòng đỏ trứng, 1 muỗng cà phê sữa tươi không đường, 1/2 muỗng cà phê dầu mè - dầu vừng. Khuấy đều cho hỗn hợp quyện vào nhau.
Mẹo nhỏ: Bạn có thể sử dụng thêm một chút mật ong hoặc nước đường bánh nướng để giúp bánh bóng và lên màu đẹp hơn. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều để tránh làm bánh bị bết sau khi nướng nhé.
5. Nướng bánh
Làm nóng nồi chiên ở 160 độ C trong 15 phút. Sau đó bạn cho bánh vào khuôn nhôm có lót giấy nến rồi cho vào nồi chiên. Nướng bánh lần 1 ở 150 - 160 độ trong 9 - 12 phút.
Sau khi nướng bánh lần 1 xong, bạn mở lò và dùng bình phun phun nhẹ lên mặt bánh. Điều này giúp bánh hạ nhiệt và tránh làm bánh bị nứt mặt.
Sau khi bánh nguội hoàn toàn bạn dùng cọ thấm hỗn hợp quét bánh rồi quét nhẹ lên mặt bánh. Không quét quá dày để tránh trứng đọng trên mặt bánh làm mất nét bánh nhé.
Làm nóng nồi chiên ở 160 độ C trong 10 phút rồi đặt bánh vào nướng lần 2 ở 155 - 160 độ C trong 4 - 6 phút. Tương tự lần 1, sau khi nướng bánh bạn phun nước và lặp lại các bước như bước 1.
Cuối cùng bạn cho bánh vào nướng lần 3 ở 150 độ C trong 5 phút. Lần nướng thứ 3 chủ yếu giúp bánh khô và trở màu vàng đẹp hơn. Nếu bánh chưa được khô và vàng như ý bạn có thể tăng thời gian nướng lần 3 nhé.
6. Thành phẩm
Bánh sau khi nướng sẽ có màu vàng, bánh hơi cứng. Bánh nguội bạn cho bánh vào túi gói kín. Bánh ở nhiệt độ phòng khoảng 1 – 2 ngày mặt bánh sẽ tươm dầu, vỏ bánh mềm mịn, nhân dẻo ngon.
Bánh trung thu với nhân sữa dừa sầu riêng béo thơm ngọt bùi kết hợp cùng vỏ bánh mềm, không bị khô sẽ khiến bạn mê tít cho coi.
Mẹo thực hiện thành công
- Nồi chiên không dầu tỏa nhiệt từ trên xuống nên nhiệt trong nồi không đều, thường thì nhiệt ở trên sẽ cao hơn so với nhiệt đáy nồi. Chính vì vậy bạn nên đóng bánh có khối lượng khoảng 75gr trở xuống để giúp bánh chín đều nhé.
- Để bánh ngon hơn bạn có thể kết hợp với nhân trứng muối nhé. Nếu thêm trứng muối cho nhân bánh thì bạn cân phần trứng muối và nhân sao cho ra 50gr nhé.
- Nồi chiên không dầu thường sẽ không có chức năng tản nhiệt tốt, nhiệt trong nồi thường không ổn định và bị chênh lệch, vì vậy bạn nên dùng khuôn nhôm cho bánh trung thu vào khuôn rồi nướng.
- Khuôn nhôm hút nhiệt tốt, vì vậy nó sẽ giúp đế bánh chín mà không cần thao tác trở bánh.
- Vì nồi chiên có nhiệt trên hơi cao nên sẽ làm mặt bánh của bạn vàng nhanh hơn so với nướng bằng lò nướng. Bạn có thể khắc phục bằng cách phủ giấy bạc ở mặt bánh nhé.
- Mỗi nồi sẽ có mỗi mức nhiệt khác nhau. Thường thì bánh trung thu nên nướng ở nhiệt 150 - 160 độ C, nếu cảm thấy bánh vàng mặt quá nhanh thì bạn nên dùng miếng giấy bạc để phủ mặt bánh nướng. Và mở lớp phủ mặt bánh ở lần nướng thứ 3 để bánh nướng được vàng và đẹp hơn.
Cách bảo quản bánh trung thu
- Bánh sau khi nướng sẽ có màu vàng, bánh hơi cứng. Sau khi bánh nướng xong bạn để bánh nguội ở nhiệt độ phòng khoảng 1 – 2 ngày mặt bánh sẽ tươm dầu, vỏ bánh mềm mịn, nhân dẻo ngon.
- Bánh có thể giữ ở ngoài khoảng 5 ngày ở nơi thoáng mát và giữ ở tủ lạnh khoảng 2 tuần nhé.