Cách làm mít sấy bằng nồi chiên không dầu

Đăng bởi Gia Dụng Hà Linh vào lúc 21/08/2021

Mít sấy là món ăn vặt khá quen thuộc và được nhiêu người yêu thích. Sau đây là cách làm mít sấy rất đơn giản bằng nồi chiên không dầu.

Nguyên liệu làm Mít sấy bằng nồi chiên không dầuCho 3 người

- Mít bóc sẵn 500 gr
 Chanh tươi 2 quả 
- Muối 1 muỗng canh

Dụng cụ thực hiện: Nồi chiên không dầu
Cách chế biến Mít sấy bằng nồi chiên không dầu

Sơ chế mít

Nếu mua mít chưa tách múi và hạt sẵn thì bạn dùng dao tách bỏ hạt và sơ mít, có thể giữ lại những miếng sơ lớn và chín vàng.

Cắt hoặc xé mít thành từng miếng nhỏ sao cho vừa ăn.


Ngâm mít
Chuẩn bị 1 thau nước lạnh, cho vào đó 1 muỗng canh muối ăn và nước cốt 2 quả chanh, rồi nhẹ nhàng khuấy đều.
Cho phần mít vừa lột vào ngâm với nước khoảng 10 - 15 phút cho sạch hết nhựa.


Sấy mít
Vắt cho mít thật ráo nước rồi chia thành 2 - 3 lần để dễ dàng sấy hơn.
Xếp mít vào nồi chiên không dầu và chỉnh nhiệt độ 130 độ C trong vòng 30 phút.
Sau 30 phút đầu tiên bạn mở nắp và dùng đũa đảo đều rồi tiếp tục cho vào nồi chiên không dầu. Lần này bạn đặt nhiệt độ 100 độ C trong vòng 30 phút là được.

Lưu ý: Tùy vào độ chín của mít bạn mua mà thời gian sấy khô sẽ có sự khác nhau, do đó sau thời gian sấy như trên mà bạn thấy mít vẫn chưa được khô hẳn thì tiếp tục cho mít vào và sấy thêm đến khi đạt độ khô như mong muốn nhé!


Thành phẩm
Mít sấy bằng nồi chiên không dầu rất dễ thực hiện, vừa an toàn lại vừa tiện lợi. Mít sấy giòn rụm và có hương thơm đặc biệt. Cùng bắt tay vào bếp ngay nhé!


- Cách chọn mít ngon, ngọt

+ Đối với món mít sấy bạn nên chọn mua mít thái vừa chín vàng, không nên chọn mít đã chín quá mềm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
+ Để chọn được mít ngon bạn có thể nếm thử một ít. Mít chín ngon sẽ có vị ngọt bùi và mềm, không bị sượng hay vị lạ.
+ Những quả mít chín ngon thường cầm nặng tay. Mít chín cây có mùi thơm lừng và đặc trưng. Mít bị tiêm thuốc thường không thơm như mít chín cây.
+ Mít già chín cây ngon thì vỏ thường ngả màu nâu vàng, các gai mít không còn nhọn và khoảng cách các gai thường xa nhau. Nếu vỏ mít xanh, gai nhọn và khoảng cách các gai gần thì đó là mít còn non và bị chín ép.
+ Mít chín cây ngon thì khi bổ ra sẽ có ít nhựa và không có nhựa trắng. Khi mít bị tiêm thuốc thì nhựa mít sẽ có màu trắng và chảy nhiều khi bổ do tác dụng của thuốc.
- Cách tách múi mít không dính mủ lên tay và dao; Tránh nhựa mít dính vào tay
+ Đầu tiên, bạn có thể thoa một ít dầu ăn vào lòng bàn tay trước khi bổ hay tách lấy múi mít. Cách này sẽ khiến nhựa mít hạn chế dính vào tay của bạn.
+ Bạn cũng có thể nhúng tay vào gạo trước và sau khi bổ mít hay tách lấy múi. Cám gạo sẽ trôi đi lớp nhựa mít dính trên tay.
+ Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một quả chanh để xát lên chỗ mít vừa cắt và tay hay dao của bạn, cách này cũng rất hiệu quả.
+ Một số cách dân gian khác là dùng dầu hỏa để rửa nhựa mít hay nhai nát một ít đậu phộng sống rồi đắp vào chỗ dính nhựa để tẩy chúng đi.
- Tránh nhựa dính vào dao
+ Bạn có thể cho dao vào ngăn đá tủ lạnh, việc làm này sẽ khiến nhựa mít không thể bám vào dao và làm cho vết nhựa dính vào dao cứng lại dễ bong tróc.
+ Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng túi nhựa để loai bỏ nhựa mít hay dùng một cái khăn có nhúng dầu (dầu ăn, dầu hỏa,...) lau lên vết nhựa dính trên dao.
- Cách bảo quản mít sấy
+ Bạn cần phải để mít sấy thật nguội rồi rồi cho vào túi zip, hộp đựng thực phẩm hay hũ đựng thực phẩm và sử dụng dần.
+ Nên bảo quản mít sấy ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc quá ẩm thấp.
+ Với cách bảo quản như trên, có thể bảo quản món mít sấy khá lâu, có thể đến 5 - 6 tháng.

Tham khảo một số mẫu nồi chiên không dầu tại đây thực hiện món mít sấy dễ dàng hơn nhé!