Lò vi sóng tích hợp rất nhiều tính năng tiện dụng nên ngày càng được sử dụng phổ biến tại các gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng lò vi sóng mới mua về đúng cách. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra chi tiết các vấn đề mà bạn cần lưu ý để giúp sử dụng lò vi sóng đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Lắp đặt lò vi sóng như thế nào và ở đâu cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bạn nên lưu ý rằng thiết kế lò vi sóng để bàn (lò vi sóng dương) chỉ cho phép sử dụng lò vi sóng trên mặt bếp, không cho phép dùng lò vi sóng bên trong một đồ dùng nhà bếp khác hay trong hộp kín.
Nơi đặt lò vi sóng cần thoáng và có khoảng xung quanh rộng một chút. Không đặt lò gần các thiết bị tỏa nhiệt như: bếp gas, lò nướng, máy sưởi. Ngoài ra cũng không đặt vật dễ cháy gần lò vi sóng và khe thông gió như giấy, xốp, bì mỏng... bạn nhé!
Bên cạnh đó, cũng không đặt lò vi sóng ở nơi ẩm thấp và có nguy cơ tiếp xúc với nước như đặt cạnh bể nước, bồn rửa...
Tiêu chuẩn chọn nơi lắp đặt
- Độ cao tối thiểu tại nơi lắp đặt là 80cm.
- Cần không gian tối thiểu 10-15cm cm giữa lò vi sóng và mặt tường xung quanh.
- Không gian tối thiểu 40cm phía trên lò vi sóng.
- Không tháo bỏ chân đế ở mặt dưới lò vi sóng.
- Nên đặt lò vi sóng cách xa tivi, radio. Lò vi sóng có thể làm yếu đi sóng tín hiệu của các thiết bị này, gây hiện tượng nhiễu sóng thường thấy.
Người dùng cũng nên dùng đường điện riêng để lắp đặt một chiếc lò vi sóng. Đường điện sử dụng cho lò vi sóng phải ở vị trí có thể tiếp cận bất cứ lúc nào để trong trường hợp khẩn cấp có thể rút phích cắm ngay lập tức.
Dòng điện xoay chiều nhất định phải có cầu chì hoặc thiết bị ngắt điện tối thiểu 10A.
Phòng chống điện giật
- Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được tháo gỡ vỏ thiết bị. Không đổ chất lỏng hay cài bất cứ vật gì vào khe ổ khóa cửa hoặc khe thông khí.
- Trường hợp thực phẩm bị đổ, lập tức tắt điện nguồn, rút phích cắm lò vi sóng.
- Tránh để dây điện gần bề mặt tỏa nhiệt, kể cả mặt sau của lò vi sóng.
- Để thiết bị và dây điện cách xa tầm với của trẻ dưới 8 tuổi.
Dùng hộp đựng thực phẩm và đồ dùng nhà bếp phả an toàn với lò vi sóng. Một số loại hộp có thể sử dựng trong lò vi sóng như:
- Hộp nhựa: Hầu hết các loại hộp đựng thực phẩm nhựa đều có thể sử dụng được trong lò vi sóng trừ loại nhựa chỉ sử dụng được một lần. Dấu hiệu nhận biết hộp nhựa có thể dùng được trong lò vi sóng là các nhãn: “an toàn với lò vi sóng”, “microwave-safe” hay “microwavable” được in trên sản phẩm.
- Hộp thủy tinh: Nhìn chung các loại thủy tinh chịu nhiệt đều thích hợp với lò vi sóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các gia đình không nên lựa chọn các loại thủy tinh mỏng để sử dụng trong lò vi sóng.
- Hộp gốm sứ: Những loại hộp đựng thức ăn, bát đĩa hay tô chén bằng gốm sứ đều có thể cho vào lò vi sóng sử dụng nhưng bạn cần tránh cho những loại bát đĩa có quá nhiều hoa văn, vì có thể thành phần màu sắc trang trí hoa văn có chì, một số kim loại có thể gây ra phản ứng trong lò vi sóng.
- Trước khi đưa các hộp đựng vào lò vi sóng, cần phải đảm bảo bạn đã mở nắp hộp để đảm bảo an toàn trong quá trình lò vi sóng hoạt động.
- Ngoài ra, nhặt hết mẩu kim loại, dây kim loại xoắn lẫn trong thực phẩm hoặc hộp đựng thực phẩm trước khi đưa vào lò vi sóng (đối với lò vi sóng thường).
- Dùng dụng cụ đựng thực phẩm có phần miệng loe rộng để bong bóng khí thoát ra ngoài, hâm nóng chất lỏng trong vật chứa có cổ hẹp có thể làm cho thực phẩm trào ra khỏi vật chứa và gây cháy.
- Một lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua là không chế biến trứng chưa bóc vỏ, và tuyệt đối không hâm nóng nguyên quả trứng đã luộc kỹ trong lò vi sóng, vì điều này có thể gây nguy hiểm ngay cả khi quá trình chế biến đã hoàn tất.
- Ngoài ra, đồ hộp cũng là một trong những loại thực phẩm không nên chế biến bằng lò vi sóng. Bạn cũng cần châm xuyên vỏ các loại thực phẩm như khoai tây, xúc xích và trái cây trước khi chế biến để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng lò.
- Không chỉnh sửa lò vi sóng dưới mọi hình thức. Khi lò vi sóng của bạn bị hư hỏng, nên đem đến trung tâm bảo hành gần nhất để các nhân viên kỹ thuật khắc phục sự cố.
- Bên cạnh đó, tuyệt đối không di chuyển khị thiết bị đang vận hành và không vận hành lò vi sóng khi không có đĩa xoay và thức ăn bên trong.
- Bạn cũng cần phải biết rõ thời gian hâm nóng cụ thể cho từng sản phẩm và tuân thủ chúng để tránh trường hợp hâm thực phẩm quá lâu dẫn đến cháy nổ.
- Không dùng đồ dùng làm bếp bằng kim loại. Vi sóng sẽ dội ngược lại khi gặp kim loại và gây nên hiện tượng tỏa nhiệt mạnh, rất nguy hiểm với người dùng.
Mời bạn tham khảo các mẫu lò vi sóng tại Gia dụng Hà Linh nhé!